Nerds và đồng bọn
Xin mời bạn đăng nhập để đọc bài viết !
Nerds và đồng bọn
Xin mời bạn đăng nhập để đọc bài viết !
Nerds và đồng bọn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nerds và đồng bọn


 
Trang Chính  Gallery  Latest images  Đăng ký  Đăng Nhập  

 

 CÁC NHÀ NỮ TOÁN HỌC THẾ GIỚI

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Kispi
Moderator
Moderator
Kispi


Nữ
Number of posts : 939

CÁC NHÀ NỮ TOÁN HỌC THẾ GIỚI Empty
Bài gửiTiêu đề: CÁC NHÀ NỮ TOÁN HỌC THẾ GIỚI   CÁC NHÀ NỮ TOÁN HỌC THẾ GIỚI Empty16/8/2008, 21:02

Chúng ta được nghe kể chuyện về nhiều nhà toán học , nhưng riêng về các nhà nữ toán học thì chúng ta biết rất ít . Hôm nay, tớ xin mạn phép giới thiệu một vài nhà toán học nữ nổi tiếng, những người phụ nữ tớ thực sự cảm phục.

Nếu tìm hiểu kỉ lịch sử toán học thì ta biết được : Số nhà nữ toán học rất nhiều ,ở nhiều nước,ở các thời đại .

Có thể nói nhà nữ toán học đầu tiên là Ghipachia,người Hi Lạp sống ở thành
Alexanđơri từ năm 370 đến năm 415 ,Ghipachia là con nhà khoa học Zêôn
Alexanđơriixkii ,Ghipachia nguyên cứu nhiều ngành : Toán học ,thiên văn
học ,y học ,triết học . Bà đã viết bình luận về tác phẩm "số học " của
Điôphăngtơ và tác phẩm " Thiết diện Conic" của Appôluniút .

Nữa đầu thế kỉ 18 ,ở Pháp có Emilơ đơ Satlơ .Bà đã dịch từ tiếng La Tinh
sang tiếng mẹ đẻ tác phẩm nổi tiếng của Niutơn " Những nguyên lý toán
học của triết học tự nhiên " .Tác phẩm này nguyên cứu về sự hấp dẫn của
vũ trụ và những nguyên tắc về cơ học cổ điển .Bản dịch này rất được
hoan nghênh và được bổ sung thêm lời bình luận của nhà toán học nổi
tiếng người Pháp là A.Klêrô .

Người phụ nữ Pháp thứ hai nguyên cứu nhiều về toán vào thế kỉ 18 là Maria Lanlanđơ .Bà đã cộng tác với chồng và em mình lập nên bảng lượng giác được mang tên là "Bảng
Lanlanđơ".

Về phương pháp tính toán thì phải kể đến một người phụ nữ Pháp nữa là Góctenđia Lơpốt .

Ở Ý thì có Maria Goetana Anedi (1718-1799) là người phụ nữ đầu tiên trên
thế giới được phong làm giáo sư toán ở trường đại học .Bà đã viết : "
Giáo trình giải thích dành cho thanh niên Ý", trong đó bà đưa phương
pháp chứng minh độc đáo về nhiều định lý .Tên bà được vinh dự đặt tên
cho một loại đường cong gọi là đường cong Aneđi .

Nhà nữ toán học người Anh là Meri Xômecvin (1780-1872) vẫn thường liên lạc thư từ với các nhà toán học xuất sắc ,trong đó có Galilê,Laplaxơ,Aragô ,....Bà
có viết một số sách về thiên văn ,vật lý học và dịch ra tiếng mẹ đẻ tác
phẩm nổi tiếng của Laplaxơ về "Cơ học các thiên thể " .Học trò của bà
là Aba Bairôn(1815-1852) ,con gái độc nhất của nhà thơ nổi tiếng người
Anh Bairôn ,cũng trở thành nhà nữ toán học đặc biệt nguyên cứu về máy
tính .

Sang thế kỉ 19 chúng ta chú ý đến 3 nữ toán học: Sôphia Giecmen( 1776 - 1831 ) ,Xôphia Côvailepcaia (1850 - 1891) Emmi Nête (1882 - 1935) .

Xôphia Côvalepcaia , nhà nữ toán học người Nga đã có những công trình nguyên cứu quan trọng về lí thuyết các phương trình đạo hàm riêng ,về việc đưa tích phân Aben loại 3 về các tích phân Eliptic ,nguyên cứu và nhận xét ,bổ sung công trình của Laplaxơ về dạng của vành sao Thổ . Với các công trình này bà đã được trường đại học Gớttinghen cấp bằng tiếng sỉ hạng ưu . Ngoài ra bà còn nguyên cứu vật
lý và văn học .

Emmi Nête sinh ngày 23-3-1882 ở Alacghen và bảo vệ luận án tại đó năm 1907 . Năm 1916 ,Nête rời về Gơttinghen , thành phố nổi tiếng của nước Đức ,một thời kì được xem là trung tâm toán học .Nête nguyên cứu phương hướng mới về " Đại số đại cương và trừu tượng " từ năm 1920 .

Năm 1922-1923 Nête là giáo sư của trường Đại học Gơttinghen . Nête là nhân vật có sức cảm hoá mọi người ,giao thiệp rất rộng .Trong khoảng 10 năm Nête đã cộng tác chặt chẽ ,có quan hệ hữu nghị với các nhà toán học Xô Viết .Năm 1928 đến 1929 ,bà viết giáo trình cho trường Đại học Maxcơva .Đến năm 1933 ,dưới chính quyền phản động của Hitle ,Nête và một số lớn nhà tiếng học có tiếng tăm của Gơttinghen đã bị thải khỏi các trường Đại học và bị trục xuất ra nước ngoài .

Nête sang Mỹ và mất tại đấy ngày 14-4-1935 .

Nữ nhà toán học Pháp Xôphia Giecmen là ân nhân của nhà toán học Đức vĩ đại Gauxơ (1777- 1855) .

Xôphia hơn Gauxơ một tuổi .Họ không gặp nhau bao giờ và Xôphia đã mất ở Pari
trước khi trường Đại học Gớttinghen tặng Xôphia học viện tiến sỉ danh
dự do Gauxơ đề nghị cho bà .


Xôphia nguyên cứu nhiều về âm học, lý thuyết toán học về sự đàn hồi ,số học cao cấp .Xôphia đều có công trình quan trọng về các lãnh vực trên .


Khâm phục về tác phẩm "Nguyên cứu về số học " của Gauxơ ,Xôphia thường xuyên liên lạc bằng thư về những nhận xét của mình đối với môn số học . Vì "sợ" rằng Gauxơ ,nhà toán học vĩ đại có thành kiến của xã hội đương thời đối với người
phụ nữ nguyên cứu toán chăng (!?) ,nên khi gởi các thư cho Gauxơ ,Xôphia thường kí tên là người đàn ông (M .Lơbơ lăng). Gauxơ nhận các thư này rất coi trọng M.Lơbơlăng mãi sau người ta mới biết là M.Lơbơlăng là tên giả của Xôphia , khi Xôphia có dịp sang Đức để cứu giúp cho Gauxơ .


Lúc ấy quân Pháp đến chiếm Hanôvơrơ mà Gauxơ còn ở đấy .Bà không muốn lịch sử toán học phải ghi một thảm hoạ thứ hai ,bà không muốn Gauxơ bị giết khi quân Pháp đến Hanôvơrơ ; như trước đây Asimet ,nhà toán học cổ Hi Lạp bị quân La Mã giết ở Xiracuyt năm 212 trước công nguyên ; bà đã xin vị đại tướng Pháp tha cho Gauxơ .


Biết như vậy ,Gauxơ rất khâm phục về hành động của Xôphia và ghi nhớ sâu sắc mãi ân huệ ấy .

Trong bức thư ngày 30-4-1907 , Gauxơ cảm ơn Xôphia vô cùng và đặc biệt ca ngợi lí thuyết số của Xôphia .

Qua tiểu sử và cống hiến của Ghipachia ,Côvalepcaia ,Nête ,Giecmen ... chúng ta thấy khả năng của phụ nữ trước đây rất to lớn .

Giai đoạn toán học hiện đại lại càng có nhiều nhà nữ toán học .Ta có thể kể
tên một số nhà nữ toán học ngày nay : Ở Ý có Maria Pacxtôri (nguyên cứu
về giải tích tenxơ ) và Maria Sicuini Sêbơrariô ( về phương trình vi phân) .

Ở Pháp có Giacơlina Lelông - Phecran ( về lý thuyết hàm phức ) .

Ở Thụy Điển có Xôphia Picarơ( về lý thuyết nhóm) .

Ở Anh có Ghana Nêiman( về lý thuyết nhóm )

Ở Rumani có Vêra Lêpêđép Minlê (lý thuyết hàm )...

Ở Liên Xô gần đây và hiện nay có nhiều nhà toán học nổi tiếng : Nữ giáo sư Pêra Jôsiphôtna Sip và Êcatêrina Alexêepna Narứt - Kina (1895 -1940) , viện sỉ nguyên cứu các vấn đề toán học thực nghiệm với các công trình liên quan đến thuỷ động học và sự thẩm thấu ; nữ giáo sư Nêna Caclôpna Bari (1901-1961) nguyên cứu về lý thuyết thực và các chuổi lượng giác .Liutmina Jnôpxcaia có những công trình nguyên cứu về lịch sử và triết học trong toán học ....

Như vậy chúng ta thấy các nhà nữ toán học thế giới rất nhiều ,ở nhiều thế kỉ .Ngoài toán học họ còn hoạt động ở nhiều ngành khác nữa ( vật lí ,thiên văn , triết học ,văn học...)
Riêng trong toán học họ nguyên cứu nhiều ngành khác nhau , ngành nào
cũng có phụ nữ nguyên cứu . Tất cả nói lên khả năng to lớn của phụ nữ
trong việc nguyên cứu khoa học nói chung và toán học nói riêng .

Dưới chế độ cổ xưa ,chế độ phong kiến và tư bản ,xã hội còn coi thường phụ
nữ như cấm phụ nữ học và dạy ở các trường đại học ,không tạo điều kiện
cho phụ nữ làm công tác nguyên cứu khoa học .

Nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta,nam nữ được hoàn toàn bình quyền ,bình đẳng .Đảng và chính phủ rất động viên phụ nữ đi sâu vào nguyên cứu khoa học kỉ thuật .

Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho phụ nữ chúng ta trong việc học tập,nguyên cứu ,hoạt động khoa học nói chung và toán học nói riêng .

Chỉ cần có một hoài bảo lớn về toán học ,có một quyết tâm cao ,có sự tu dưỡng mạnh mẽ ,các bạn nữ sinh có thể đạt được ước mơ trở thành người nguyên cứu toán học ,góp phần phục vụ tích cực cho tổ quốc, cho nền toán học nước ta.
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yuki_uk_chan
St. Jimmy
Nerds Reporter
Nerds Reporter
St. Jimmy


Nam
Number of posts : 1905
Học lớp : H1

CÁC NHÀ NỮ TOÁN HỌC THẾ GIỚI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁC NHÀ NỮ TOÁN HỌC THẾ GIỚI   CÁC NHÀ NỮ TOÁN HỌC THẾ GIỚI Empty17/10/2008, 17:35

Cộng 10$
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/mr.minh88
 
CÁC NHÀ NỮ TOÁN HỌC THẾ GIỚI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nerds và đồng bọn :: Study HQ :: Toán Chuyên Đề-
Chuyển đến