Nerds và đồng bọn
Xin mời bạn đăng nhập để đọc bài viết !
Nerds và đồng bọn
Xin mời bạn đăng nhập để đọc bài viết !
Nerds và đồng bọn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nerds và đồng bọn


 
Trang Chính  Gallery  Latest images  Đăng ký  Đăng Nhập  

 

 đố vui vật lý

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
Lekjf
Thành Viên Nhiều Đóng Góp
Thành Viên Nhiều Đóng Góp
Lekjf


Nam
Number of posts : 324

đố vui vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: đố vui vật lý   đố vui vật lý Empty27/9/2009, 20:52

1) 1 giọt nước thả vào 1 thanh sắt nóng 100 độ và 1 thanh sắt 600 độ thì giọt nước nào bốc hơi nhanh hơn? Vì sao?
2) Có phải bao giờ nước sôi cũng nóng không? Vì sao?
3)Có thể dùng lửa dập tắt lửa không?
4)Tại sao nước dập được lửa ?
Giải
1)Giọt nước rơi vào thanh sắt 100C sẽ nhận nhiệt từ sắt, nóng lên và bốc hơi. Quá trình nhận nhiệt xảy ra qua mặt phân cách lỏng -rắn.

Giọt nước rơi vào thanh sắt 600 C sẽ nóng lên rất nhanh, phần chất lỏng tiếp xúc với sắt hóa hơi ngay lập tức và trở thành một lớp khí mỏng, còn phần nước ở trên vẫn chưa nhận đủ nhiệt để bay hơi. Quá trình truyền nhiệt tiếp theo của thanh sắt vào giọt nước phải thông qua lớp khí mỏng này. Mà khí thì dẫn nhiệt kém. Quá trình truyền nhiệt tiếp theo xảy ra qua 3 lớp vật chất: mặt phân cách rắn- khí, hơi H2O và mặt phân cách khí-lỏng. Do đó phần nước còn lại sẽ nhận nhiệt khá chậm và bốc hơi rất lâu

Hiêu ứng này còn có tên là hiệu ứng Leidenfrost.

Thực ra một số bà nộii trợ đã tỏ ra tài giỏi hơn các nhà khoa học từ lâu. Có một số loại bánh chiên cần có mặt chảo thật nóng mới được phép đổ bột vào, các bà thử bằng cách vẩy một ít giọt nước vào chảo. Nếu thấy giọt nước bốc hơi khá nhanh, đó là chảo chưa nóng lắm. Còn nếu thấy giọt nước kêu lèo xèo, có các bong bóng khí ở dưới giọt nước và giọt nước cứ chạy quanh mãi trong chảo một đỗi sau mới bốc hơi hết, thì lúc đó chính là lúc chảo đã đủ độ nóng.
2)Không phải. Ở áp suất khác nhau thì nhiệt độ sôi của nước khác nhau, cụ thể là giảm áp suất thì nước sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn. Nếu áp suất tăng đến giá trị nào đó, nước sẽ sôi ở ...20 độ C (vậy mà nóng àh?)
3)Có
Một số chất có thể cháy ở nhiệt độ thấp (axeton chẳng hạn) và dùng nó để dập ngọn lửa 100 độ thì chắc cũng được (vì sẽ hạ nhiệt độ của ngọn lửa đang cháy xuống).
4)Lửa cháy thì tỏa nhiệt, nhiệt này làm nước bay hơi, chuyển từ thể lỏng sang khí. Đây là một quá trình thu nhiệt -> lấy hết nhiệt lượng của ngọn lửa -> nhiệt độ giảm -> lửa tắt
Về Đầu Trang Go down
duongvuduc123
Thành Viên Cấp Cao
Thành Viên Cấp Cao
duongvuduc123


Nam
Number of posts : 1417
Học lớp : H2

đố vui vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đố vui vật lý   đố vui vật lý Empty27/9/2009, 21:29

chịu
Về Đầu Trang Go down
http://http--vn.myblog.yahoo.com-duongvuduc96
jessica_96
Thành Viên Cấp Cao
Thành Viên Cấp Cao
jessica_96


Nữ
Number of posts : 1491
Học lớp : H2

đố vui vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đố vui vật lý   đố vui vật lý Empty28/9/2009, 16:16

câu 1 và câu 4 tớ chịu, ko làm được.
câu 2: nước là do Hidro và oxi tạo thành đúng ko? oxi hóa lỏng ở -196 độ C, hay, oxi sôi ở -196 độ C, hiđro hóa lỏng hay sôi ở -260 độ C. Suy ra, để nước khi ở trạng thái khí sẽ sôi hay hóa lỏng ở nhiệt độ <0 độ C, nóng làm sao được?
câu 3: có đấy. lần trước tớ xem TV có cách dập, nhưng mà tớ quên mất rồi Big Grin

đây nhé, tớ tìm được cái này:
Trích dẫn :
Có lẽ bạn từng nghe nói, phương pháp tốt nhất, có lẽ là duy nhất, để chống lại trận cháy rừng hoặc cháy đồng cỏ là đốt rừng hoặc đồng cỏ về phía ngược lại. Ngọn lửa mới đi về phía bể lửa đang cuộn dâng, cướp đoạt "thức ăn" của nó. Hai bức tường lửa gặp nhau, lập tức tắt ngay, tựa như nuốt chửng nhau vậy.
Dưới đây là đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết “Đồng cỏ” của nhà văn Kupe, mô tả cảnh ông già bẫy muông thú cứu những người khách du lịch đang mắc nghẽn trong đám cháy trên đồng cỏ châu Mỹ:

"Đột nhiên ông già tỏ thái độ cương quyết.

- Đến giờ hành động rồi - Ông nói.

- Ông hành động quá muộn rồi, ông già đáng thương ạ! - Mitliton thốt lên - Lửa chỉ còn cách chúng ta một phần tư dặm thôi, và gió đang táp những ngọn lửa đó về phía ta với một vận tốc kinh người.

- À, ra thế! Lửa! Ta không thể sợ lửa. Nào các cháu! Xắn tay áo lên, cắt ngay cái đám cỏ khô này đi, để làm trơ ra một khoảng đất trống.

Trong một khoảng thời gian rất ngắn, họ đã cắt trụi được một khoảng đất đường kính 6 mét. Ông già dẫn các cô gái đến một góc của khoảng đất trống không lớn lắm đó và bảo họ lấy chăn che những quần áo dễ cháy. Sau khi đã phòng bị xong xuôi rồi, ông chạy đến góc bãi trống đối diện, nơi mà ngọn lửa man rợ, cao ngất đang điên cuồng tấn công họ, ông lấy một nắm cỏ khô nhất đặt lên giá súng rồi đốt. Nắm cỏ khô dễ cháy lập tức bùng lên. Ông già ném nắm cỏ này vào trong bụi cây cao, rồi trở về giữa bãi trống, kiên tâm chờ đợi kết quả hành động của mình. Ngọn lửa do ông già ném tới đã tham lam ngấu nghiến hết những cây khô, chỉ trong chớp mắt nó đã lan sang đám cỏ…

Lửa cháy càng ngày càng to, bắt đầu lan về ba phía. Nhưng ở phía thứ tư thì nó bị mảnh đất trống cản lại. Lửa cháy càng dữ, chỗ đất trống xuất hiện ở phía trước cũng càng được mở rộng... Sau mấy phút đồng hồ, ngọn lửa ở tất cả mọi phía đều lùi đi, chỉ còn lại những đám khói dày đặc bao vây mọi người, nhưng họ đã thoát khỏi nguy hiểm vì ngọn lửa đã điên cuồng tiến lên phía trước..."

Tuy nhiên, cái phương pháp dập tắt những đám cháy không đơn giản như lúc thoạt nhìn đâu. Chỉ những người rất có kinh nghiệm mới có thể dùng phương pháp đốt lửa đón đầu để dập tắt lửa, nếu không càng đem lại những tai họa lớn hơn.

Nếu bạn suy nghĩ câu hỏi dưới đây, tất bạn sẽ thấy rõ vì sao làm việc đó cần phải có nhiều kinh nghiệm: Tại sao ngọn lửa do ông già đốt lên lại có thể cháy đi đón lửa mà không cháy theo phía ngược lại? Bởi vì gió từ phía đám cháy thổi tới, và đã đem bể lửa về phía những người lữ khách cơ mà! Nếu thế thì tưởng chừng như ngọn lửa do ông già đốt lên sẽ không cháy đi đón bể lửa mà sẽ cháy lùi về phía sau theo đồng cỏ. Nếu quả thật thế thì các hành khách không tài nào tránh khỏi bị thiêu chết.

Rúc cục, ông già bẫy muông thú có bí quyết gì? Bí quyết là ở chỗ hiểu một định luật vật lý đơn giản. Tuy gió từ phía đồng cỏ đang cháy thổi về phía những người lữ khách, nhưng ở phía trước, ngay gần ngọn lửa, phải có một dòng không khí thổi ngược trở lại.

Thực tế, không khí ở phía trên biển lửa sau khi nóng lên thì nhẹ đi và bị không khí mới ở tất cả mọi phía (nơi chưa bắt cháy) đẩy lên phía trên. Do đó ta thấy, ở cạnh biên giới của lửa nhất định có dòng không khí hút về phía ngọn lửa. Vì thế, phải bắt tay đốt lửa để đón lửa, khi đám cháy lan gần đến nỗi đã cảm thấy có dòng không khí hút đó.

Đây cũng là lý do tại sao ông già bẫy muông thú không vội vàng đốt lửa mà bình tĩnh chờ thời cơ thích hợp. Nếu luồng không khí đó chưa xuất hiện mà đã sớm đốt cỏ thì lửa sẽ cháy lan theo phương ngược lại, khiến mọi người ở vào một tình thế vô cùng nguy hiểm. Nhưng cũng không được hành động quá chậm, bởi vì lửa sẽ xô tới quá gần.
Về Đầu Trang Go down
http://www.google.com
Lekjf
Thành Viên Nhiều Đóng Góp
Thành Viên Nhiều Đóng Góp
Lekjf


Nam
Number of posts : 324

đố vui vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đố vui vật lý   đố vui vật lý Empty28/9/2009, 16:46

Mọi người cứ bôi đen hết bài tớ post là nhìn thấy câu trả lời ngay mà
Về Đầu Trang Go down
Karl Marx
Moderator
Moderator
Karl Marx


Nam
Number of posts : 516
Học lớp : H1

đố vui vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đố vui vật lý   đố vui vật lý Empty28/9/2009, 20:24

bó tay bố tướng TVVH
đố cho đáp án thì đố gì nữa

à mà để cái avatar bé lại thôi.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





đố vui vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đố vui vật lý   đố vui vật lý Empty

Về Đầu Trang Go down
 
đố vui vật lý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nerds và đồng bọn :: Relax :: Quiz - Show-
Chuyển đến